Sập thờ gỗ mít chạm hoa mai chữ phúc

Sập thờ gỗ mít chạm hoa mai chữ phúc.
Trong số các loại bàn thờ nói chung thì sập thờ thường được sử dụng nhiều hơn cả. Nguyên nhân là do kiểu dáng của chúng khá đa dạng, người nghệ nhân có thể sáng tạo ra nhiều mẫu mã mới, không phụ thuộc vào mô típ truyền thống. Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về mẫu sập thờ gỗ mít chạm hoa mai chữ phúc xem chúng có gì đặc sắc nhé.


Mai và đào là hai loài hoa đặc trưng cho dịp Tết ở nước ta. Trong đó hoa đào được trồng ở miền Bắc và chỉ nở 1 lần duy nhất trong năm. Hoa mai thích hợp với thời tiết nóng hơn, có thể nở suốt 4 mùa (mai tứ quý). Màu vàng của hoa mai tượng trưng cho sự phú quý, tiền tài, mang ý nghĩa có sự hy vọng, sự khởi đầu mới đại cát.... Xuất phát từ quan niệm ấy mà hoa mai được đưa vào thi, họa thậm chí là trạm trổ trên gỗ, đá... sập thờ gỗ trạm khắc hoa mai với mong muốn gia chủ luôn ấm no, giàu sang và hạnh phúc. Hoa mai 7 cánh đại diện cho điềm lạnh về tài lộc do đó rất được ưa chuộng.

Nhằm tôn thêm vẻ đẹp cũng như tạo bố cục hài hòa, người ta kết hợp hoa mai cùng chữ “Phúc” trên mỗi bộ tranh hoặc dùng làm mẫu khi khắc đồ thờ. Xưa kia mỗi nhà thường treo chữ “Phúc” tại vị trí đẹp nhất ở gian khách cầu mong phúc lộc cho gia đình, dòng họ. Riêng sập thờ trạm hoa mai chữ “Phúc”, người thực hiện phải thật dày dặn kinh nghiệm bởi các họa tiết khá nhỏ và mảnh.

Thao tác tỉ mỉ để làm sao sản phẩm cuối cùng trông có hồn nhất. Sập thờ gỗ mít trạm hoa mai chữ phúc thường dùng cho không gian thờ cúng của gia đình,thể hiện lòng thành kính của con cháu với ông bà, tổ tiên. Về nguyên liệu thì gỗ mít được dùng nhiều nhất vì chất gỗ tốt, dễ trạm trổ và ít chịu ảnh hưởng từ môi trường.

Mẫu phổ biến nhất là chữ “Phúc” khắc chính giữa mặt trước của sập, hai bên là 2 cành mai mềm mại khoe sắc. Bốn chân của sập thờ có thể trạm tứ linh hoặc không, sau khi trạm trổ sẽ mài nhẵn từng chi tiết để tạo nên bộ sập thờ ấn tượng nhất.

Nếu quý khách có nhu cầu vui lòng liên hệ:

Thông tin liên hệ 

Địa chỉ : Ngã tư -Sơn Đồng -Hoài Đức- Hà Nội

Đại diện: Nghệ nhân Nguyễn Viết Dũng - Phó Chủ Tịch Hiệp Hội Làng Nghề

Tell : 0934566066

Mail : nguyenhung.dotho@gmail.com

 

 

Viết bình luận