Khám thờ
Khám thờ là một danh từ có lẽ ít người biết hoặc đã gặp nhưng không nhớ tên gọi hoặc không rõ nguồn gốc của chúng. Bên cạnh các đồ thờ cúng thường dùng như án gian thờ, sập thờ, tủ thờ, hoành phi câu đối thì khám thờ cũng thường xuyên được dùng tại đền chùa miếu mạo hay trong các gia đình đặc biệt ở Bắc Bộ. Nhằm giúp các bạn hiểu rõ hơn về sản phẩm này cũng như nguồn gốc và ý nghĩa của nó, bài viết này xin được giải thích cụ thể như sau.
Có rất nhiều nghiên cứu của các nhà sử học về sự ra đời của đồ vật cổ trong đó có khám thờ. Một số học giả cho rằng khám thờ bắt nguồn từ Trung Quốc sau đó du nhập sang nước ta thời kì phong kiến. Một số khác nhận định khám thờ là sự cải tiến từ am thờ. Mà am thờ đã xuất hiện ở nước ta từ rất lâu rồi. Ngày nay hỉnh thoảng ta vẫn bắt gặp những am thờ nhỏ ven đường hay trên núi cao. Mặc dù chưa có nhận định nào được xem là chính xác tuyệt đối nhưng trên thực tế khám thờ có hình dạng và kết cấu hệt như một chiếc am nhỏ, thường dùng trong đền, chùa cổ.
Mỗi khi đi đến đền – nơi thờ các vị tướng lĩnh anh hùng, thành hoàng nếu để ý một chút các bạn sẽ thấy mỗi vị được thờ tại một không gian riêng, cách mặt đất khoảng 1m, bưng kín. Phía ngoài cùng có thể là cửa võng vào sâu bên trong có ngai, tượng đúc, bài vị. Phía trên mỗi pho tượng là bức hoành phi, hai bên là câu đối bằng chữ hán nôm trạm khắc tỉ mỉ. Phía trước là nhang đèn, hoa quả hoặc vật phẩm dâng lên thờ cúng… So sánh với một chiếc khám thì không khác nhiều, tuy nhiên khám thờ có thể nhỏ hơn, câu đối và được dùng trong gia đình nữa. Khám thờ hay sập thờ đều mang một ý nghĩa tâm linh đặc biệt, thể hiện tấm lòng của hậu thế với tiền nhân, đồng thời bày tỏ sự tôn kính, thiêng liêng dành cho người đã khuất.
Tại một số ngôi chùa cổ từ thời Lý, Trần như chùa Bổi Khê, Phổ Minh, Điểm Giang… khám thờ có hình dạng đặc biệt, được chế tác một cách tinh xảo và điêu luyện thực sự là một kiệt tác của nghệ thuật. Cụ thể như phần mái của khám, trên đỉnh có hình chóp như quả lôi, từ đỉnh chạy xuống dưới mái chạm thành đầu rồng. Bốn xà đai liên kết chặt chẽ với nhau nhô ra 4 góc, phía dưới lại trạm trổ kiểu mái cong như mui thuyền – một kiểu kiến trúc có từ thời xa xưa. Xung quanh khám trạm trổ hoa văn, mình rồng phượng mềm mại vừa tăng thêm vẻ đẹp lại thể hiện bàn tay tài hoa của người nghệ nhân thời bấy giờ.
Khám thờ được gia công như thế nào?
Đặc biệt sự kì công nhất phải kể đến mặt trước của khám, tại đây có đầy đủ “áo cửa”. Người nghệ nhân khi trạm trổ phần này phải hết sức tỉ mỉ và có tay nghề thuộc tầng lớp lão luyện vì chỉ một chi tiết nhỏ cũng đủ phá hỏng một kiệt tác. Trên áo cửa trạm rồng chầu hoa cúc hay long phụng sum vầy. Quanh hoa cúc là các vân xoắn nhỏ nhưng nét trạm phải mềm, uyển chuyển.
Ngày nay, dưới sự phát triển của khoa học kỹ thuật, khám thờ được làm ra tinh tế và đẹp hơn rất nhiều. Tuy nhiên, về lối kiến trúc vẫn theo phong cách cổ điển, chỉ khác là màu sắc và hình họa được chau chuốt hơn. Khám thờ có nhiều kích thước, màu sắc và chất liệu khác nhau. Nếu dùng cho đình, đền người ta hay sử dụng khám có sơn son đỏ vàng hoặc đen đỏ tạo sự huyền bí, tĩnh lặng. Khám dùng cho gia đình có màu vàng – đen hoặc vàng xen kẽ một số sắc đỏ tạo sự ấm cúng.
Không gian đặt khám thờ phải sạch sẽ, cao ráo ít người qua lại nhưng không quá tăm tối hay u ám. Ngược lại cần thoáng khí nhằm mang lại sự hưng vượng, tài lộc cho gia đình. Nếu thờ một vị nên dùng loại khám thờ đơn, kích thước nhỏ. Khi thờ 3 vị chọn khám dành cho 3 vị có 3 chỗ thờ chung trong một khám. Mỗi loại khám thờ có mức giá khác nhau tùy vào chất lượng gỗ, ví dụ như gỗ vàng tâm sẽ có giá cao hơn gỗ hương, gỗ hương sẽ có giá cao hơn gỗ mít. Các loại gỗ chọn đề làm đồ thờ đều có chung đặc điểm là bền và không mối mọt. Do vậy các bạn hoàn toàn có thể yên tâm vấn đề này.
Khám thờ dùng để thờ ai?
Lý do khám thờ ít được biết đến vì các gia đình thường sử dụng sập thờ, tủ thờ có kích hước lớn (1,2 – 1,5)m thờ ông bà tổ tiên. Khám thờ trước nay chỉ thờ người có công với đất nước, xóm làng, có tượng đúc. Tuy nhiên bạn có thể dùng khám thờ để thờ thần tài, ông địa trong gia đình của mình thay vì sử dụng bàn thờ bằng nhựa, kim loại.
Qua một số thông tin chia sẻ trên, hi vọng sẽ phần nào giúp các bạn biết thêm thông tin về thế giới đồ thờ nói chung và khám thờ nói riêng nhé.
Một số mẫu khám thờ được làm tại cơ sở Đồ Thờ Truyền Thống
Khám thờ Long Đình
Khám thờ bằng đồng đẹp
Khám thờ làm từ gỗ mít
Khám thờ gỗ dỗi
Hãy đến với cơ sở Đồ Thờ Truyền Thống của chúng tôi:
Bạn sẽ được tư vấn miễn phí nếu như bạn chưa rành zề đồ thờ
Cở sở của chúng tôi sẽ nhiệt tình chỉ giúp bạn phân biệt các loại gỗ
Nếu bạn không có nhiều tiền, đừng lo chúng tôi sẽ giúp bạn chọn loại gỗ giá thành thấp nhưng chất lượng không kém.
Gỗ mà cơ sở gia công hoàn toàn tự nhiên và không pha trộn trong quá trình làm.
Vận chuyển, giao hàng tận nhà
Gia công đúng thời hạn, nhận sản xuất theo yêu cầu
Còn chần chờ gì không liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn một cách chính xác và tốt nhất.
Đặc biệt, chúng tôi luôn hỗ trợ tận tình đối với quý khách hàng ở xa khi có nhu cầu xưởng sẽ cho thợ về tận nơi khảo sát, thiết kế đẹp theo phong thủy hợp với không gian thờ nhà bạn.
Tham khảo thêm:
Thông tin liên hệ cơ sở Đồ thờ Nguyễn Hưng
Địa chỉ : Ngã tư -Sơn Đồng -Hoài Đức- Hà Nội
Tell : 0903268113 - 0934566066
Mail : nguyenhung.dotho@gmail.com